Ưu điểm và hạn chế khi làm nhà vệ sinh dưới cầu thang là gì?
Bạn muốn tận dụng không gian dưới cầu thang nhưng chưa biết là có nên xây nhà vệ sinh dưới cầu thang không? Xây nhà vệ sinh dưới chân cầu thang có hạn chế như thế nào? Cách hóa giải hạn chế đó ra sao? Bài viết dưới đây, Hiwin chúng tôi sẽ tổng hợp thông tin và giúp bạn có được câu trả lời.
Xu hướng thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang
Hiện nay diện tích không gian trở nên xa xỉ, mỗi cm đều có giá trị và được tận dụng một cách tối đa. Không ít các gia đình lựa chọn bố trí thêm 1 nhà vệ sinh dưới cầu thang để sử dụng trong gia đình hoặc cho khách. Nhà vệ sinh dưới chân cầu thang là cách tận dụng không gian trống, tăng không gian sử dụng.
Nhà vệ sinh dưới cầu thang là giải pháp giúp tận dụng diện tích hiệu quả
Với thiết kế này phải dựa cơ sở yêu cầu về chiều cao và diện tích bề ngang của cầu thang. Chiều cao tối thiểu thoải mái cho người cao nhất trong gia đình có thể đứng thẳng, khoảng tầm 170-190cm.
Còn về diện tích, bạn cần không gian ít nhất 80cm x 140cm. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể tận dụng với một khoảng nhỏ hơn là 70cm x 130cm để lắp đặt bồn cầu và chậu rửa lavabo cỡ nhỏ nhất. Hãy lắp đặt cửa xoay ra ngoài để tận dụng không gian bên trong phòng tắm tốt hơn.
Ưu và nhược điểm khi bố trí nhà vệ sinh dưới cầu thang
Khi bố trí nhà vệ sinh nhỏ phía dưới cầu thang, bạn sẽ phải cân nhắc thật kỹ những ưu điểm và hạn chế của lựa chọn này để ra quyết định chính xác.
Ưu điểm
- Có thêm không gian vệ sinh cho gia đình và khách
Có thêm 1 nhà vệ sinh rất thuận tiện cho sinh hoạt của gia đình. Sự thuận tiện này thấy rất rõ và giờ cao điểm của gia đình như buổi sáng, buổi tối và nhất là khi có khách. Xây thêm nhà vệ sinh dưới cầu thang giúp gia đình bạn tiết kiệm thời gian.
Bố trí thêm 1 nhà vệ sinh giúp các thành viên thoải mái hơn
Ngoài ra, nhà vệ sinh dưới cầu thang còn được làm để phục vụ vệ sinh cho những vị khách khi đến nhà, do vị trí thuận lợi gần với phòng khách. Khách không phải đi vào xa hoặc vào phòng ngủ của gia chủ đối với các nhà vệ sinh khép kín.
- Tránh lãng phí khoảng trống không gian dưới cầu thang
Chân cầu thang luôn là khoảng trống nếu không dùng sẽ rất lãng phí và trơ trọi thiếu thẩm mỹ. Xây nhà vệ sinh nhỏ dưới chân cầu thang tận dụng diện tích rất tốt.
Hạn chế
- Làm cho cầu thang thiếu thẩm mỹ
Nếu bạn được có một bộ cầu thang đẹp và đắt tiền thì một chiếc nhà vệ sinh phía dưới là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Bản thân một chiếc cầu thang hoàn chỉnh thì mỗi vị trí sẽ có vai trò trong thẩm mỹ. Chân cầu thang là điểm khởi đầu với những bậc thang đầu tiên nên rất được coi trọng về vị trí, kiểu dáng. Việc bạn bố trí nhà vệ sinh dưới chân cầu thang sẽ làm suy giảm hoặc phá vỡ đi tính thẩm mỹ hoàn chỉnh của bộ cầu thang.
- Không gian sử dụng hạn chế
Khoảng không gian dưới chân cầu thang thường không được rộng rãi cho lắm, thêm vào đó sự bất cân xứng như thấp, méo, thụt, thò sẽ hạn chế trải nghiệm vệ sinh của bạn và khách. Có khi bạn sẽ không thể đứng thẳng người khi sử dụng chậu lavabo, cục đầu vào trần khi đứng lên ngồi xuống toilet.
- Gây mùi cho không gian nhà bạn
Nhà vệ sinh là khu vực chứa các chất thải gây mùi lại được đặt ở khu vực trung tâm hoặc gần trong tâm của ngôi nhà nếu bạn không vệ sinh đúng cách thì đúng là thảm họa. Tệ hơn là nếu khách nhà bạn sử dụng trong khi nhà vệ sinh dưới cầu thang đang trong lúc không được sạch sẽ thì sao. Thật bối rối đúng không?
Nhà vệ sinh nhỏ dưới cầu thang cùng là một trong những nguồn gây mùi cho cả nhà
- Không tốt về mặt phong thủy
Giống như việc xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ thì việc xây dựng nhà vệ sinh dưới câu thang cũng được coi là không tốt về mặt phong thủy. Nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều uế khí nhất trong nhà cho nên việc xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang cũng ảnh hưởng xấu đến phong thủy của cả ngôi nhà. Phong thủy không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến vận may, con đường tài vận và sức khỏe của thành viên trong gia đình.
Gợi ý cách thiết kế nhà vệ sinh dưới cầu thang tránh phạm phong thủy
Hiện nay, đa số ý kiến chuyên môn đồng ý rằng không nên xây dựng nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang bởi như vậy sẽ phạm phong thủy. Bởi vì cầu thang là nơi tiếp nhận và dẫn truyền dòng khí tốt của cả nhà đối lập với phòng vệ sinh phát ra năng lượng âm. Nếu bắt bắt buộc phải xây dựng thì cũng sẽ có cách hóa giải. Dưới đây là các lưu ý:
Không làm thành phòng tắm
Khi làm làm phòng vệ sinh dưới cầu thanh chỉ trang bị bồn cầu, lavabo và gương soi để phục vụ mục đích rửa tay và đi vệ sinh. Tuyệt đối không dùng làm phòng tắm. Như vậy không gian tại đó sẽ được sự ẩm ướt, nấm mốc và mùi.
Tuyệt đối không nên làm thành nơi tắm rửa
Đảm bảo nhà vệ sinh luôn sạch sẽ và thoáng mát
Hãy đảm bảo rằng luôn giữ cho nhà vệ sinh dưới cầu thang thật sạch sẽ, phải cọ rửa bồn cầu, chậu lavabo thường xuyên, thông cống định kỳ, cọ rửa sàn và tường. Đặt thêm các chậu cây nhỏ bên trong, treo các túi thơm,..để tạo hương thơm dễ chịu cho phòng.
Hãy thiết kế những bóng đèn đủ sáng, thiết kế thêm cửa sổ nhỏ hoặc sử dụng quạt hút thông gió, hút mùi để đảm bảo khí tươi luôn lưu thông, hoặc ít nhất là trong và sau lúc sử dụng.
Thiết kế cửa sổ giúp nhà vệ sinh luôn thông thoáng
Tránh xây nhà vệ sinh dưới chân cầu thang ở hướng xấu
Hai hướng không nên đặt nhà vệ sinh là Đông Bắc và Tây Nam. Hai hướng này có cung thuộc hành Thổ, tương khắc với hành Thủy của nhà vệ sinh. Nếu phạm phải điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn.
Không đặt nhà vệ sinh ở tại trung tâm nhà
Đối với các cầu thang có thế kế điểm chân tại trung tâm của nhà thì bạn không nên tận dụng vị trí đó làm nhà vệ sinh vì làm giảm vượng khí, vận may và tài lộc của gia chủ. Hãy sử vị trí đó thành phòng đọc, trưng bày sắc, đồ sứ,…
Đặt chậu cây xanh gần chân cầu thang để hóa giải
Cây xanh giúp thanh lọc không khí, bảo vệ sức khỏe gia đình và có tác dụng về phong thủy. Đặt cây xanh gần nhà vệ sinh nhỏ dưới gầm cầu thang sẽ là cách hóa giải thế phạm bất lợi trong phong thủy. Đồng thời giúp trang trí cho không gian, lưu ý nếu vị trí đó không đủ ánh sáng bạn nên chọn các cây ưa bóng như: Trầu bà, cây lan chi, thiết mộc lan, cây nha đam,…
Đặt cây xanh bên trong và ngoài nhà vệ sinh
Nếu gia đình bạn đã xây nhưng trong quá trình sử dụng thấy không ổn, cũng không quá cần thiết thì nên chuyển đổi công năng sử dụng. Bạn hãy phá bỏ nhà vệ sinh ở gầm cầu thang, xây mới thành một căn phòng khác như: phòng đọc, phòng giải trí, tủ để đồ, giá treo đồ, gương trang điểm,…vừa tận dụng tối đa không gian mà lại vừa hợp phong thủy.
>>>Xem thêm: Top 8 loại cây trong nhà vệ sinh giúp thanh lọc không khí
Kết luận chung
Việc chuyển đổi không gian dưới cầu thang thành nhà vệ sinh không chỉ nâng cao chức năng và sự tiện lợi cho không gian sống của bạn mà còn tăng thêm giá trị cho tài sản của bạn. Tất cả những gì bạn cần là lập kế hoạch thiết kế cẩn thận, lựa chọn đồ đạc phù hợp và hãy cân nhắc các yếu tố về lợi ích và hạn chế của lựa chọn này mang lại.
Xây nhà vệ sinh dưới cầu thang có ưu điểm là có thêm không gian sử dụng, tiết kiệm diện tích tuy nhiên cũng không được khuyến khích trong phong thủy. Phía trên, tôi đã trình bày 1 số cách để hóa giải thế phạm phong thủy nhà vệ sinh dưới cầu thang, bạn hãy đọc kỹ và thực hiện. Lưu ý cần 1 diện tích hợp lý để xây dựng và chọn những thiết bị vệ sinh nhỏ, phù hợp.
____
CÔNG TY TNHH HIWIN HONGKONG
Địa chỉ miền Bắc: Tầng 3, tòa Golden Palm, 21 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Địa chỉ miền Nam: Số 12 Phan Huy Thực, Tân Kiểng, Quận 7, TP HCM
Website: http://hiwinvietnam.vn
Facebook: https://www.facebook.com/hiwinvietnam.vn
Hotline: 1900571296
Bình luận cho Ưu điểm và hạn chế khi làm nhà vệ sinh dưới cầu thang là gì?